Ngày 20.11,ânnhắcđềxuấtcôngtrìnhquymôlớnởtưDinhtỉnhtrưởngcũĐàLạfa88 UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ban hành thông báo kết luận của ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc giữa UBND tỉnh với các sở ngành, chuyên gia, nghe báo cáo phương án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu trung tâm Hòa Bình, TP.Đà Lạt (trong đó có vị trí tư Dinh tỉnh trưởng cũ).
Không gian, cảnh quan phải mang tính chất "Đà Lạt"
Theo đó, về quan điểm, định hướng chung, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu trung tâm Hòa Bình có tầm chiến lược, thể hiện được đầy đủ mục tiêu, quan điểm phát triển của tỉnh.
Phương án điều chỉnh quy hoạch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, bám sát đúng, đảm bảo các nguyên tắc, phương hướng tại Nghị quyết số 01-NQ/ĐH của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời, lồng ghép tinh thần, quan điểm tại Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 12.11.2021 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển TP.Đà Lạt giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Từ đó, hình thành phương án quy hoạch được tối ưu, đề xuất cụ thể giải pháp căn cơ nhằm giải quyết các vướng mắc, vấn đề xã hội phát sinh trong thời gian vừa qua.
Mục tiêu là chỉnh trang toàn diện, tổng thể khu trung tâm Hòa Bình dựa trên những kết quả nghiên cứu, khảo sát ý kiến cộng đồng dân cư, phản biện từ chuyên gia, xã hội và kết quả đánh giá các yếu tố về kinh tế xã hội, văn hóa đô thị tại khu vực lân cận; đảm bảo hợp lý, khoa học và giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giữa các yếu tố, chủ thể liên quan trong quá trình lập quy hoạch được hài hòa, đáp ứng tiệm cận với nhu cầu, lợi ích chung. Đồng thời, lồng ghép ý tưởng thiết kế không gian, cảnh quan mang tính chất "Đà Lạt" vào đồ án điều chỉnh.
Nên xen cấy các công trình quy mô vừa phải ở tư Dinh tỉnh trưởng cũ
Sở Xây dựng Lâm Đồng được Chủ tịch UBND tỉnh giao chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và UBND TP.Đà Lạt trong quá trình điều chỉnh tổng thể quy hoạch 704. Tổ chức hội thảo khoa học (trước khi trình thông qua hội đồng thẩm định) để thu thập thông tin, lắng nghe ý kiến phản biện từ các chuyên gia đầu ngành gắn với giải pháp chỉnh trang khu vực trung tâm Hòa Bình đảm bảo hài hòa, thống nhất và toàn diện.
Đồng thời, liên hệ chặt chẽ, tham vấn ý kiến của kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn để phối hợp tổ chức các buổi hội thảo, mời chuyên gia góp ý, tham vấn về quy hoạch, kiến trúc TP.Đà Lạt…, thu thập các ý tưởng thiết kế, ý kiến phản biện đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch 704 nói chung và phương án chỉnh trang khu trung tâm Hòa bình nói riêng, làm cơ sở hoàn thiện điều chỉnh các quy hoạch đảm bảo chất lượng, phù hợp và hiệu quả.
Đối với vị trí tư Dinh tỉnh trưởng cũ, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng yêu cầu cân nhắc việc đề xuất một khối công trình quy mô lớn, nên xen cấy các công trình quy mô vừa phải đảm bảo hài hòa không chỉ tại khu vực mà cho cả tổng thể khu trung tâm Hòa Bình; hài hòa gắn với phát huy yếu tố văn hóa, kinh tế của khu vực. Quá trình nghiên cứu, lập quy hoạch đảm bảo đáp ứng các yếu tố khoa học, biện chứng, thẩm mỹ, thực tiễn, xã hội và kiến trúc gắn với chủ trương, tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Trước đó, Báo Thanh Niênđã thông tin, tháng 3.2019, Sở Xây dựng Lâm Đồng cùng UBND TP.Đà Lạt đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình. Đồ án quy hoạch này được công bố đã làm dư luận xôn xao vì cho là xa lạ với Đà Lạt cũng như chưa phù hợp hiện trạng.
Tiếp đến, từ ngày 14.8 – 14.9.2020, Sở Xây dựng Lâm Đồng phối hợp với UBND TP.Đà Lạt tổ chức trưng bày, lấy ý kiến về 3 phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng, sau đó phương án Hotel du Printemps của kiến trúc sư Thierry Van de Winagaert được lựa chọn (đưa Dinh tỉnh trưởng lên cao 28 m và phía dưới là tổ hợp khách sạn 10 tầng - PV). Việc này lại thu hút sự quan tâm của dư luận và các nhà chuyên môn, kiến trúc sư trong nước, nhiều người đã lo ngại nếu thực hiện theo phương án trên, Dinh tỉnh trưởng sẽ đánh mất giá trị và khu rừng cây cổ thụ ở đồi Dinh, mảng xanh duy nhất ở khu trung tâm Hòa Bình cũng sẽ không còn.